Trong sự phát triển thể chất của trẻ, có một vài giai đoạn trẻ tăng cân và chiều cao một cách vượt trội, thậm chí ba mẹ có thể nhận thấy rõ sự thay đổi qua từng tuần. Chính vì vậy, ba mẹ hãy cũng chuyên gia BiboMart tìm hiểu giải pháp để phát triển chiều cao cho bé vượt trội ngay sau đây nhé!
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
Chiều cao thường được quyết định bởi cả các yếu tố can thiệp được và các yếu tố không can thiệp được. Các yếu tố không can thiệp được bao gồm gen và giới tính (thừa hưởng từ di truyền). Các yếu tố can thiệp được là chế độ dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone và các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
II. Các thời điểm quan trọng để trẻ phát triển chiều cao
Ngoài sự quan tâm đầy đủ trong suốt quá trình phát triển của bé, cha mẹ nên dành sự quan tâm đặc biệt hơn vào 3 giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt trội của trẻ:
- Thời kỳ bào thai: Bắt đầu từ 3 tháng giữa thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Đến những tháng cuối của thai kỳ, xương của em bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận (nhưng vẫn rất mềm so với xương trẻ em hay người lớn). Nếu trong thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng đúng theo tiêu chuẩn dựa trên chỉ số BMI trước mang thai, bé sinh ra đạt chiều cao chuẩn từ 48-52cm, là tiền đề cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả sau này.
- Giai đoạn 0-2 tuổi: là giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao cho trẻ. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt và khoa học, trẻ có thể tăng 25cm chiều cao trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo. Vậy là chỉ trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể tăng thêm đến 35cm – một con số vô cùng ấn tượng mà sau này trẻ khó có thể đạt được như vậy (từ 2 đến 10 tuổi, bé chỉ cao thêm 2cm mỗi năm).
- Giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì: là cơ hội cuối cùng để trẻ cải thiện chiều cao cho trẻ. Ba mẹ cần tập trung chăm sóc trẻ xuyên suốt các độ tuổi trước và trong lúc dậy thì.
III. Những biện pháp cải thiện chiều cao chuẩn khoa học
1. Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé
Về phía mẹ:
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: tránh suy dinh dưỡng, tránh thừa cân-béo phì (điều chỉnh, duy trì BMI của cơ thể ở mức phù hợp), tránh thiếu hụt các vi chất (xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán và có biện pháp khắc phục sớm)…
- Khi mang thai cần được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ, tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể BMI nên từ 20-22)
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Được khám thai và tư vấn dinh dưỡng định kỳ đầy đủ, bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ,
Với trẻ:
- Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
- Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Lúc này chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi nhằm cung cấp đủ năng lượng và các vitamin, khoáng chất cần thiết để các bé phát triển toàn diện. Ba mẹ chú ý tăng cường vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm giàu chất đạm và canxi như thịt, cá, tôm, cua, trứng; sữa và chế phẩm từ sữa…
2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất bình thường. Ví dụ, chơi ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao có thể giúp xương khỏe mạnh hơn, đặc hơn và cứng hơn.
4. Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng
Đánh giá sự phát triển chiều cao của trẻ dựa trên biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế Thế giới từ đó phát hiện kịp thời các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
5. Tiêm chủng đầy đủ, bổ sung đa dạng vitamin và tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chuyên gia BiboMart hy vọng rằng qua bài viết vừa rồi, ba mẹ sẽ biết cách phát triển chiều cao cho bé hiệu quả, để thế hệ trẻ Việt Nam phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Chúc các bé hay ăn, chóng lớn và ngập tràn hạnh phúc.